Công nghệ thông tin và sự phát triển của nó với ngành khoa học

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant)
Ở Việt Nam:khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.
Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.
Ứng dụng của CNTT
1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật
Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên.
Các bài toán phát sinh từ các lĩnh vực thiết kế kĩ thuật, xử lí các số liệu thực nghiệm,…. thường dẫn đến những khối lượng rất lớn các tính toán số. Nếu không dùng máy tính ta không thể thực hiện được các phép tính đó trong phạm vi thời gian cho phép.
Nhờ máy tính, nhà thiết kế không những có thể tính được nhiều phương án mà còn thể hiện được các phương án đó một cách trực quan trên màn hình hoặc in ra giấy.
2. Hỗ trợ việc quản lí
Có thể nói rằng bất kì hoạt động có tổ chức nào của con người cũng cần được quản lí. Các hoạt động quản lí có một đặc điểm chung là phải xử lí một lượng lớn thông tin và thông tin đó thường rất đa dạng.
Các phần mềm chuyên dụng về quản lí như Mcroft Access, Quattro, Foxpro, Oracle, SQL Server, … đã trợ giúp đắc lực cho con người trong lĩnh vực này.
Một quy trình ứng dụng tin học để quản lí thường gồm các bước sau:
• Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, chứng từ trên máy, bao gồm cả việc sắp xếp chúng một cách hợp lí để tiẹn dùng
• Xây dựng các chương trình tiện dụng làm các việc như cập nhập (bổ sung, sửa chữa, loại bỏ, ….) các hồ sơ
• Khai thác thông tin theo các yêu cầu khác nhau: tìm kiếm, thống kê, in các biểu bảng,….
3. Tự động hoá và điều khiển
Với sự trợ giúp của máy tính, con người có được những quy trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng.
4. Truyền thông
Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học.
Tin học đã góp phần không nhỏ để đổi mới dịch vụ của kĩ thuật truyền thông. Ngày nay, một xu hướng tất yếu đang diễn ra là sự liên kết mạng truyền thông và các mạng máy tính.
Các giải pháp tin học cùng với những công nghệ truyền thông hiện đại đã tạo ra được mạng máy tính toàn cầu Internet, và nhờ đó đã có nhiều dịch vụ khác phát triển như thương mại điện tử, đào tạo điện tử, chính phủ điện tử…. và tạo khả năng dễ dàng truy cập kho tàng tài nguyên tri thức của nhân loại.
5.Soạn thảo,in ấn,lưu trữ,văn phòng
Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo văn bản và xử lí văn bản,xử lí ảnh như:Microsoft Word,Adobe-Photoshop,Adobe-Illustrator….và các phương tiện in gắn với máy tính,tin học đã làm cho các công việc như soạn các văn bản hành chính,bản báo cáo,lịch công tác,lịch học….chưa bao giờ lại trở nên dễ dàng hơn.Và cũng xuất hiện các khái niệm như:văn phòng điện tử,xuất bản điện tử..ngày càng quen thuộc với chúng ta hơn.Nếu ngày xưa bạn muốn có 1 trang văn bản đánh máy bạn phải ngồi gõ bên chiếc máy đánh chữ cũ kĩ và nếu đánh sai là phải làm kại từ đầu.Ngày nay không còn nữa với các phần mềm chuyên dụng bạn có thể dễ dàng có 1 văn bản theo ý mình tha hồ chỉnh sửa đến khi thật vừa ý mới in.
6.Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo, là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Đây là 1 lĩnh vực đầy triển vọng của tin học.Mặc dù các thành tựu đạt được còn khác khiêm tốn nhưng cũng đã gây ra những ấn tượng rất mạnh
Một số máy phiên dịch,máy chuẩn đoán bệnh,hệ nhận dạng chữ viết,tiếng nói,hình ảnh…dù mới thử nghiệm nhưng đã thu được nhiều kết quả hứa hẹn
Nhưng máy tính vẫn là máy tính nó không thể thay thế được con người nó chỉ đưa ra những phương án và người quyết định những phương án đó là con người
Vài năm lại đây có khá nhiều rô bốt người máy đc chế tạo thành công nhằm phục vụ con người khá nổi tiếng là ASIMO của Nhật Bản
Vai trò của CNTT với sự phát triển của Kinh tế
Vai trò của công nghệ thông tin và tập đoàn Microsoft đối với sự phát triển của các nền kinh tế

Công nghệ thông tin (CNTT) là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng. Theo tính toán của IDC, doanh thu của thị trường sản phẩm và dịch vụ CNTT trên thế giới trong năm 2002 đã đạt trên 1.000 tỷ USD, dự báo đến năm 2005 doanh thu của thị trường này sẽ đạt 1.400 tỷ USD.

Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao, đã đào tạo được hàng triệu nhân công CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước, từ thu thuế (nhiều chục tỷ USD mỗi năm). Chỉ riêng trong lĩnh vực đảm bảo lập trình trong 2 năm 1996-1997, mỗi năm Tập đoàn Microsoft đã nộp thuế cho ngân sách của các nước trên phạm vi toàn thế giới 28 tỷ USD, trong đó ở Mỹ là 7 tỷ USD, ở các nước khác là 21 tỷ USD. Năm 2001, thuế thu từ khu vực CNTT ở các nước (trừ Mỹ) là 34 tỷ USD;

Trong 28 nước được nghiên cứu, tốc độ phát triển của CNTT vẫn tăng lên và mang tính ổn định. Mặc dù, có những khó khăn về kinh tế, nhưng tốc độ phát triển của lĩnh vực CNTT vẫn tăng hàng năm từ 4,1 đến 43,7% trong suốt thời kỳ 1995-2001;

Dự báo cho giai đoạn 2001-2005, tốc độ phát triển của CNTT ở các nước này tăng trung bình mỗi năm từ 4,94 đến 31,6%, trong đó 16 nước có khả năng tăng mỗi năm 45% và hơn nữa;

Đến năm 2005, dịch vụ CNTT sẽ trở thành bộ phận lớn nhất của lĩnh vực CNTT ở hầu hết các nước được nghiên cứu;

Số nhân công làm việc trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 1995-2001 đã tăng không dưới 35%.

Mặc dù gần đây có hiện tượng suy thoái kinh tế, nhưng các doanh nghiệp CNTT vẫn giữ vai trò then chốt trong việc làm sống lại nền kinh tế của các quốc gia và đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong 10 năm gần đây.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tỷ trọng của ngành công nghiệp máy tính và viễn thông trong nửa sau của những năm 90 đã đóng góp tới 1/3 tăng trưởng kinh tế của siêu cường này.

Vai trò của Tập đoàn Microsoft đối với liên doanh trong lĩnh vực CNTT

Hiện nay, liên doanh đang đóng vai trò then chốt trong việc hình thành tiềm lực của khu vực CNTT. Riêng lĩnh vực dịch vụ giữ vai trò hàng đầu tại những địa điểm, mà đối tác đang có hoạt động cung cấp dịch vụ. Trong 5 năm gần đây, tỷ trọng của các đối tác liên doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT đã tăng liên tục. Trong lĩnh vực CNTT, Tập đoàn Microsoft đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể là:

Hiện tại, Microsoft có quan hệ liên doanh với trên 750 nghìn nhà sản xuất thiết bị, nhà cung cấp phần mềm và nhà cung cấp dịch vụ ở tất cả các khu vực trên thế giới. Microsoft chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác, cung cấp dịch vụ đào tạo, chương trình, nhằm mở rộng kinh doanh của mình;

Theo đánh giá của IDC, thu thập của Microsoft trong năm 2001 từ thiết bị máy tính, phần mềm đảm bảo chương trình và dịch vụ lên tới 200 tỷ USD, tương ứng với 1 USD là thu nhập của Microsoft, thì 8 USD là thu nhập của các đối tác;

Những ưu thế khác trong liên doanh CNTT, bao gồm: tiêu chuẩn hóa và khả năng tương tác; thuận tiện cho người sử dụng; giảm thiểu rủi ro đầu ra ở các thị trường mới; lợi thế so sánh sử dụng đối tác quốc tế và khu vực để giải quyết những vấn đề chung.

Tiềm năng phi thường của khu vực CNTT

CNTT là lĩnh vực rất đa dạng trong nền kinh tế. Theo chiều ngang, CNTT có thể chia thành 3 lĩnh vực nhỏ: trang thiết bị, đảm bảo chương trình và dịch vụ.

Về trang thiết bị CNTT: theo đánh giá của IDC, chi phí cho trang thiết bị CNTT trên toàn thế giới năm 2001 đã lên đến trên 381 tỷ USD. Dự báo tốc độ tăng trung bình hàng năm của chi phí này trong 4 năm tới (đến năm 2005) là 4,3% và đạt giá trị tuyệt đối 450 tỷ USD vào năm 2005.

Về đảm bảo chương trình: chỉ tính riêng chi phí cho đảm bảo chương trình gói năm 2001, trên toàn thế giới đạt 192 tỷ USD, dự tính tốc độ tăng trung bình hàng năm cho 4 năm tiếp theo là 15%/năm và đến năm 2005 sẽ đạt con số 355 tỷ USD.

Về dịch vụ CNTT: chi phí cho dịch vụ CNTT năm 2001 trên toàn thế giới lên tới 426 tỷ USD, dự tính tốc độ tăng trung bình hàng năm cho 4 năm tiếp theo là 11,1%/năm, đến năm 2005 đạt 650 tỷ USD.

Vai trò của Nhà nước:

Trên phạm vi toàn thế giới, các cơ quan Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ lĩnh vực CNTT, thông qua các quy định pháp lý. Trong phạm vi sử dụng CNTT, Tập đoàn Microsoft định hướng vào việc hỗ trợ các cơ quan Nhà nước và nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và kích thích phát triển kinh tế. Các Chính phủ có thể hỗ trợ các nỗ lực này, trong đó có các biện pháp:

Ban hành và đảm bảo việc tuân thủ luật pháp chặt chẽ về quyền sở hữu trí tuệ;

Đầu tư cho đào tạo CNTT;

Mở cửa cạnh tranh trong thị trường viễn thông;

Hỗ trợ việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, do Nhà nước cấp kinh phí;

Phát triển thương mại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ CNTT;

Phát triển thị trường vốn cạnh tranh linh hoạt;

Áp dụng các quy tắc điều chỉnh bằng thị trường.

Hiện nay, CNTT đã mang lại hiệu quả cho nền kinh tế của nhiều quốc gia. Tiềm năng của CNTT đối với việc kích thích phát triển kinh tế là rất lớn.

Nguồn: Internet

  1. Tháng Tư 17, 2013 lúc 12:38 sáng

    I do not drop a ton of comments, however after looking at a
    few of the responses on Công nghệ thông tin và sự phát triển của nó
    với ngành khoa học | Bùi Quốc Huy. I do have some questions
    for you if it’s okay. Is it just me or do some of the comments appear as if they are left by brain dead visitors? 😛 And, if you are posting on additional places, I would like to follow you. Could you post a list of every one of your social community pages like your twitter feed, Facebook page or linkedin profile?

  2. Tháng Tư 17, 2013 lúc 3:36 sáng

    Woah! I’m really loving the template/theme of this blog. It’s simple,
    yet effective. A lot of times it’s tough to get that “perfect balance” between usability and appearance. I must say you’ve done
    a very good job with this. Also, the blog loads very fast
    for me on Chrome. Exceptional Blog!

  3. Tháng Tám 1, 2013 lúc 2:33 chiều

    My coder is trying to convince me to move to .net from
    PHP. I have always disliked the idea because of the costs.

    But he’s tryiong none the less. I’ve been using WordPress on a number
    of websites for about a year and am nervous about switching to another platform.
    I have heard great things about blogengine.net. Is
    there a way I can import all my wordpress posts into it?
    Any help would be really appreciated!

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho fercloob.ir Hủy trả lời